Lịch sử Tập_đoàn_Thales

Tiền thân của Thales, Thomson-CSF, vốn phát triển từ Compagnie Française Thomson-Houston (CFTH), được thành lập vào năm 1893. Tuy nhiên, bản thân Thomson-CSF ra đời vào năm 1968, khi Thomson-Brandt (sau đổi tên thành CFTH) sáp nhập mảng thiết bị điện tử của công ty với mảng thiết bị điện tử của Compagnie Générale de Télégraphie Sans Fil (CSF).

Thales thành lập một liên doanh với Raytheon vào tháng 6 năm 2001 để kết hợp bộ phận hệ thống ra đa và thông tin liên lạc với nhau. Liên doanh này được đặt tên là ThalesRaytheonSystems và mỗi công ty mẹ sở hữu 50% liên doanh. Mối quan hệ liên doanh được tái cấu trúc vào năm 2016 để chuyển sự tập trung độc quyền vào các cơ quan của NATO và các quốc gia thành viên NATO.[7]

Vào năm 2002, Thales thành lập công ty liên doanh Armaris với tập đoàn đóng tàu DCN để cung cấp một dịch vụ đóng tàu hoàn toàn "từ chi tiết nhỏ nhất".

Vào năm 2002, Thales Broadcast Multimedia, một công ty con trước đây của Thales, cung cấp cho Trung Quốc các thiết bị phát sóng ngắn tiêu chuẩn được thiết kế để phát thanh cho cộng đồng. Mặc dù mục đích của hợp đồng không phải là gây nhiễu các trạm phát thanh nước ngoài truyền tín hiệu vào Trung Quốc, nhưng có vẻ như đây là mục đích sử dụng chính của ăng ten ALLISS hiện nay.

Vào năm 2003, Thales Anh quốc giành quyền thiết kế Tàu sân bay tương lai của Hải quân Hoàng gia Anh (CVF) và công ty cũng tham gia vào một công ty đồng minh, cùng với công ty BAE Systems và Bộ Quốc phòng Anh.

Vào năm 2006, Thales mua lại Australian Defence Industries, một công ty lớn chuyên sản xuất thiết bị quân sự như thuốc súng không khói và Bushmaster IMV.

Vào năm 2008, Thales mua lại nhà cung cấp Thiết bị bảo mật phần cứng nCipher của Anh.[8]

Vào năm 2016, Thales mua lại Vormetric, một công ty bảo mật dữ liệu, với giá 400 triệu USD.[9]

Vào năm 2017, Thales mua lại Guavas và trả giá 4,76 tỷ EUR cho công ty bảo mật dữ liệu số Gemalto.[10]

Thương vụ Alcatel

Vào tháng 4 năm 2006, Thales thông báo rằng công ty sẽ mua lại mảng kinh doanh ngoài không gian của Alcatel (67% của Alcatel Alenia Space và 33% của Telespazio) và bộ phận Giải pháp truyền tín hiệu đường sắt của Alcatel trong một thương vụ giúp tăng tỷ lệ sở hữu Alcatel của Thales lên 21,66 phần trăm. Cũng trong thương vụ này, chính phủ Pháp sẽ giảm tỷ lệ sở hữu Thales từ 31,3% xuống 27,1%.[11] Thương vụ này cũng bao gồm các hoạt động Tích hợp hệ thống (những hoạt động không dành riêng cho các nhà khai thác viễn thông và chủ yếu bao gồm lĩnh vực giao thông và năng lượng). Vào tháng 12 năm 2008, Alcatel đồng ý bán 20,8% cổ phần trong tập đoàn kỹ thuật Pháp Thales SA cho Dassault Aviation SA với giá 1,57 tỷ EUR (2,27 tỷ USD).[12]

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2014, Tập đoàn Thales được Chính phủ Pháp sở hữu 26,4%, Dassault Aviation sở hữu 25,3% và 48,3% thuộc sở hữu khác, bao gồm 2% tỷ lệ sở hữu của nhân viên.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tập_đoàn_Thales http://www.defense-aerospace.com/article-view/rele... http://www.defenseprocurementnews.com/2011/06/10/t... http://www.euronext.com/quicksearch/resultquicksea... http://www.marketwired.com/press-release/thales-ca... http://www.spyworld-actu.com/spip.php?article658 http://iledere.parti-socialiste.fr/2008/06/06/thal... http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/NEWS/0,,c... http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/4408020.stm https://www.eureporter.co/economy/2018/11/23/the-e... https://www.aerospaceonline.com/doc/thomson-csf-ch...